Ghi chú Chữ Quȏ́c ngữ

  1. "Phương ngữ miền Bắc" nêu ở đây là giọng Hà Nội, nói là "chẻ châu da xông chanh dành chứng dán". Phương ngữ miền Bắc chính thức được coi là giọng vùng Nam Định - Thái Bình, nơi nói rõ là "trẻ trâu ra sông tranh giành trứng rán", và được xem là giọng chuẩn tiếng Việt. Nhiều nhà nghiên cứu không ra xa Hà Nội nên hay nói lộn giọng Hà Nội là phương ngữ miền Bắc.
  2. Hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới và các bộ chuyển tự Latinh (như pinyin, romaji) đều dùng chữ D cho âm /d/ (đờ) và chữ Z cho âm /z/ (dờ). Ngay chính văn viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thường sử dụng F thay PH, Z thay D, như trong Di chúc. Tên người Việt bắt đầu bằng chữ D thường bị người nước ngoài đọc bằng âm /d/. Để tránh nhầm lẫn, môt số người thay thêm Z sau D thành Dz như Hồ Dzếnh, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân.
  3. Giai đoạn đầu, các từ ghép hay từ phức bằng chữ Quốc ngữ thường viết có gạch nối (vd: xã-hội, vui-vẻ,...). Về sau cách viết này bị bỏ đi. Việc gạch nối không có là nguyên nhân chính khiến tên người Việt Nam hiện nay hay bị nhầm lẫn trong việc xác định phần họ và phần tên, gây hiểu nhầm họ (như họ Tôn và họ Tôn Thất), và bị xáo trộn bất hợp lý khi bị đảo ngược họ và tên trong ngôn ngữ phương tây như tiếng Anh, như trường hợp của "Nguyễn Bùi Diễm Phúc" (họ bố-mẹ: "Nguyễn" và "Bùi", tên "Diễm Phúc"), vì không có gạch nối hay viết liền, họ và tên bị xác định sai và bị đảo thành "Phuc Bui Diem Nguyen" thay vì "Diem-Phuc Nguyen-Bui".